post img { max-width:538px; // chiều rộng tối đa max-height:468px; //chiều cao tối đa padding:4px; border:1px solid $bordercolor; }

9.10.2014

Tìm hiểu về Google ưu tiên SEO gì?

(VOC.VN) - Đối với một marketer có kinh nghiệm, chỉ cần đọc qua tiêu đề, họ sẽ thấy nó như một sự thật hiển nhiên và rất dễ để giải thích. Tuy nhiên, với những ai mới hoặc chưa hiểu về SEO nhiều thì vấn đề này cần phải phân tích cặn kẽ hơn. Có một suy nghĩ tương đối phổ biến dựa trên những nguyên tắc của Google, đó là bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một Blog và tăng lượng traffic cũng như lợi nhuận của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên nó sẽ không tăng đột biến, chỉ một số ít may mắn có thể làm được điều đó. Và trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi từng bước khám phá những khía cạnh có trong tiêu đề trên để hiểu rõ ngọn ngành lý do vì sao.

[IMG]

Google

Google ở đây tôi muốn nhắc đến là một công cụ tìm kiếm, chứ không phải như một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có cổ phần ở mọi lĩnh vực số hóa. Google là một công cụ tìm kiếm đi tiên phong hiện nay phục vụ chính cho ngôn ngữ Tiếng anh và nhiều ngôn ngữ chính khác trên toàn thế giới. Khi người ta làm tốt SEO trên Google thì cũng có nghĩa điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới các công cụ tìm kiếm khác như Bing hay Yahoo, Ask... Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất (tới bây giờ thì đã không còn) là Authorship.

Website được ưu tiên

Khi chúng ta nói một website được ưu tiên, điều đó có nghĩa là gì? Có phải Google sẽ đưa một phần thưởng cho website đó hay không? Nếu có thì làm thế nào Google có thể tặng ‘phần thưởng’ đó cho một website nếu nó tuân thủ đúng nguyên tắc? Câu trả lời là, có thể, và cách mà Google làm điều đó là thông qua xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Một website tuân thủ mọi nguyên tắc của Google sẽ có được vị trí xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm so với những website không chịu tuân thủ. Còn lại những quyền lợi khác là như nhau, dĩ nhiên, không hẳn là 100%. Bởi nội dung thì có tốt có xấu; website thì khác nhau về tốc độ trang, độ tin cậy và khả năng tương tác; chủ đề thì khác nhau về tính hữu ích; và thậm chí lượng độc giả của từng niche site cũng thay đổi về số lượng. Chính vì vậy mà “phần thưởng” có được cũng sẽ khác biệt giữa ngành này với ngành khác, niche này với niche khác và website này với website khác.

[IMG]

Ngoài ra còn một điểm lưu ý thêm còn tồn tại trong website mà không phải ai cũng biết. Một vài năm trước đây điều này chưa được nghiêm trọng hóa vấn đề, đó là thường thì một website là một trang trên Internet với một địa chỉ URL. Nhưng ngày nay, với sự phát triển đa dạng các loại smartphone và các ứng dụng, ranh giới đã bắt đầu bị lu mờ đi. Google không còn đặt nhiều mối liên hệ giữa SEO và các ứng dụng nữa, ngoại trừ các web ứng dụng chịu áp đặt những quy tắc tương tự như các website thường khác. Bởi bản thân các ứng dụng đã bị tách ra và thuộc về Google Play nên nó phải tuân theo quy tắc riêng.

Đăng bài viết thường xuyên

Bản chất của việc đăng bài viết thường xuyên ở đây là gì? Google đặc biệt ‘ưu ái’ những website đăng bài viết lên website theo một lịch trình cố định và mang tính thường nhật, nhưng không phải cứ đăng bài thường xuyên thì tất cả bài viết sẽ được index hết. Bạn phải hiểu một điều rằng, GoogleBot có thể dò tìm thông tin trên trang web của bạn trong 3 ngày, nhưng cũng có thể nó sẽ không dò nữa trong vòng 1 tuần tới. Nếu Google không sử dụng lịch trình của bạn để kích hoạt GoogleBot thì tại sao họ lại biết và quan tâm đến việc đăng bài thường xuyên?

  • Google thích những nội dung mới và cập nhật – Google cho rằng nội dung càng độc đáo và mới mẻ thì đồng nghĩa với việc nó được cập nhật, không còn lỗi thời và sẽ trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn. Nó cũng giống như việc, bạn không thể biết ngày hôm sau cô giáo có kiểm tra bài cũ hay không, cho nên ngày nào bạn cũng phải học; nếu bạn không học mà bị cô giáo gọi lên bảng thì sẽ bị điểm kém. Đăng bài viết thường xuyên ở đây cũng giống như việc bạn phải học bài cũ mỗi ngày, nếu nội dung đã quá lâu không được cập nhật thì không những Google sẽ làm giảm giá trị bài viết trên bảng xếp hạng, mà độc giả cũng sẽ không thấy tin tưởng với nội dung này.
  • Google thích nội dung liền mạch và liên tục – Nếu bạn tạo một website, ném vào đó khoảng 200 bài viết có sẵn và để đó thì website này sẽ không có giá trị cho người sử dụng. Trong trường hợp các website khác có nội dung y hệt nhưng họ biết cách đăng từng bài một và với mỗi bài, họ tối ưu hóa tìm kiếm, thì chắc chắn website đó sẽ tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm, còn của bạn thì không.
  • Google thích tinh thần trách nhiệm – Nếu bạn đăng bài viết thường xuyên, có nghĩa là bạn đang tích cực tạo ra nhiều bài viết và có sự tìm tiểu, mong muốn phát triển website hơn nữa. Và Google thích điều đó. Vì họ không muốn lãng phí thời gian vào những website không được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, như vậy sẽ ảnh hưởng đến người đọc. Dĩ nhiên, điều này không phải đúng 100%. Google chỉ là cỗ máy, không phải dựa vào tình cảm hay lý trí để có thể phân định sự việc. Nhưng cho dù bằng cách nào, thì một khi bạn đầu tư vào website thường xuyên, Google sẽ tin tưởng bạn.
  • Tất cả những điều trên lý giải tại sao Google lại ưu tiên những website đăng bài thường xuyên, nhưng một câu hỏi được đặt ra là phải thường xuyên đến mức độ này là tốt nhất? Câu trả lời cón phụ thuộc vào nhiều yếu tố.


[IMG]

  • Một wesite sản phẩm – dịch vụ nhỏ có thể đăng 1 – 2 bài/ tuần nếu họ muốn
  • Một website sản phẩm – dịch vụ nhỏ và vừa có thể đăng 3 – 5 bài/tuần
  • Bất kỳ website nào cỡ lớn hơn đều có thể đăng mỗi ngày một bài (7 bài/tuần), với điều kiện tất cả nội dung phải đa dạng và duy trì chất lượng cao.
  • Chỉ những website lớn với lượng truy cập khổng lồ mới nên xem xét đăng nhiều bài trên ngày để tăng lượng truy cập hoặc cùng lắm là ngày nào cũng phải đăng để “kìm chân” lượng truy cập hiện tại. Gawker Media, Moz hoặc các trang mạnh khác, ngoài nội dung tự đăng họ có đội ngũ đóng góp bài thường xuyên, số lượng thêm này có thể đủ cung cấp, thậm chí là thừa cho người đọc.

Nội dung được cập nhật thường xuyên sẽ không phản tác dụng nếu các bài viết của bạn vẫn đảm bảo tính chất lượng cao. Một website tài chính vẫn luôn theo kịp với sự phát triển của ngành trong một ngày không thể bị phạt vì cung cấp giá trị mang tính thời sự.

Nội dung chất lượng

Một khía cạnh cuối cùng mà hầu như không có tiêu chí rõ ràng nào để đánh giá, khiến cho nhiều người cảm giác mơ hồ, đó chính là Nội dung chất lượng. Yếu tố nào góp phần tạo nên một nội dung chất lượng? Điều gì làm cho nội dung này nổi bật hơn so với nội dung khác? Làm sao bạn có thể tạo ra một nội dung chất lượng cao nhất có thể?

  • Tính độc đáo (Nguyên bản) – Nội dung không thể tìm thấy ở bất kỳ một website nào khác luôn luôn là một lợi thế lớn. Đây là lý do tại sao bạn nên chọn những chủ đề bài viết nói về thông tin những sự kiện ở hiện tại và do chính bạn mày mò tìm tòi và nghiên cứu, không lấy dữ liệu/số liệu từ bất cứ đâu. Bởi không ai làm điều này trước đó nên bạn có lợi thế rất lớn.
  • Dễ đọc – Bạn nên quan tâm đến cách trình bày bài viết sao cho người đọc có thể dễ nhìn và dễ hiểu nhất. Sử dụng những chấm hoặc gạch đầu dòng, dãn cách dòng và sử dụng font chữ phù hợp…Nên ngăn cách các đoạn văn, không để đoạn văn quá dài. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu. Không viết sai chính tả, lỗi đánh máy. Tất cả những điều trên đều góp phần làm tăng khả năng đọc hiểu văn bản của độc giả.
  • Hữu ích – Nội dung của bạn có thể giúp gì cho người đọc? Họ có thu thập thêm được điều gì mới hay không? Bài viết của bạn có khả năng định hướng người đọc biến kế hoạch trên giấy thành hành động hay không?
  • Trích dẫn nguồn (nếu có) – Nội dung của bạn không phải cứ chèn thêm bất kỳ cái gì cũng được. Trừ khi bạn tự thu thập dữ liệu cho mình – nếu không, trong bất cứ trường hợp nào bạn phải sử dụng nội dung của website khác, bạn nên trích dẫn lại nguồn của bài gốc. Việc trích dẫn sẽ giúp bạn khỏi bị Google phạt cũng như đem tôn trọng bản quyền và sở hữu trí tuệ của người khác.
  • Tương tác – Bạn đang lên giọng giáo điều hay thực sự tương tác với độc giả của mình? Bạn có cung cấp cho họ cách để phản hồi qua website hay mạng xã hội hay không? Bạn có hay trả lời lại mỗi khi họ comment? Hãy gần gũi với độc giả của mình hơn nữa, bạn sẽ xây dựng được một bài viết cực kỳ chất lượng.
  • Các yếu tố hình ảnh khác – Các trang web là một phương tiện tuyệt vời để cung cấp thông tin một cách đa dạng đến người đọc; điều này có nghĩa là bài đăng trên blog có thể bao gồm các yếu tố khác bên cạnh đoạn text. Hình ảnh, Video, Podcast đều là những phụ tố hữu hiệu giúp tăng giá trị cho một website.
  • Khả năng chia sẻ - Nội dung của bạn có điểm nhấn gì đó khiến người đọc phải chia sẻ nó? Khiến họ phải trầm trồ, ngạc nhiên và đưa tin khắp mọi nơi? Hay họ có thể dùng nó như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy? Hãy cung cấp cho người dùng một nội dung độc đáo, hay ho những cũng mang tính chính xác tuyệt đối.
  • Gây ấn tượng mạnh – Nếu bạn có cơ hội hỏi độc giả những gì họ nhớ trong bài đăng trước, thì họ sẽ nói gì? Họ có thể nói tất cả các ý ra hay không thể nhớ nổi một nội dung? Chính vì vậy, hãy tạo ra một nội dung đủ rõ ràng, đủ ấn tượng (Có thể đi kèm hình ảnh mạnh) để khiến cho người đọc nhớ được nó mãi.

Trên đây là những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn. Google thực sự rất ưa thích các trang web đăng những nội dung thường xuyên. Với những lý do tôi đã phân tích bên trên, ho vọng các bạn sẽ thấy hữu ích và áp dụng nó cho chính website của mình. 

Nguồn: VOC

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét