post img { max-width:538px; // chiều rộng tối đa max-height:468px; //chiều cao tối đa padding:4px; border:1px solid $bordercolor; }

9.10.2014

Google chú ý đến cấu tạo trang và liên kết [SEO]

(VOC.VN) - Có một điều mà bạn cần phải để mắt tới gần đây, đó là việc Google đang ngày càng nhận biết được tốt hơn và chính xác hơn các phần cấu tạo bề mặt trang cũng như việc chúng phục vụ vào mục đích gì. Đối với Google, đây là một bước đệm hoàn hảo trong quá trình dò tìm nội dung thông tin chính có trong website, nhưng trên hết nó còn là một cách hiệu quả để xem xét đâu là nội dung nổi bật hoặc không nổi bật đối với người truy cập. Một số thành phần cấu tạo bề mặt trang liên quan đến nội dung có thể bị ẩn đi bởi chế độ default (chế độ chuẩn) và chỉ khi tương tác với JavaScript nó mới hiện lên.

Cho tới gần đây, Google mới thực sự bắt tay vào cải thiện thuật toán một cách hoàn hảo hơn. Và giờ họ đã có thể dễ dàng tính toán và nắm bắt được cách mà JavaScript và Stylesheets làm thay đổi sự hiển thị của văn bản và hình ảnh. Nếu bạn vẫn thường sử dụng các phương pháp sẵn có để làm cho nội dung trở nên nổi bật hơn thì chắc chắn trong tương lai, những phương pháp này sẽ thay đổi đáng kể. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến giá trị của các liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Vậy kết luận quan trọng ở đây là gì? Nghĩa là “Các liên kết trong nội dung chính sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết!”.

[IMG]


Chức năng của các phần cấu tạo trang (hay khối cấu tạo trang)

Rất nhiều trang web phân chia thành 2 phần: một bên là phần nội dung chính (main content), phần còn lại bao gồm các khối phụ như: header, footer, sidebars, titles, headings. Một người truy cập có thể nhìn qua tổng thể từng phần trong trang web rồi dễ dàng lựa chọn nội dung muốn tìm hiểu, nhưng đối với một bộ máy tìm kiếm, điều này dường như lại gặp trở ngại. Phần lớn các nghiên cứu SEO gần đây cho hay Google đang tiến hành đánh giá độc lập từng phần cấu tạo trang khác nhau. Một lần kiểm thử của Google trước đó đã cho thấy Google dựa vào các phần trong trang web để phát hiện nội dung bị lặp. Ví dụ, thường thì phần nội dung bài viết và các widget như Popular Post rất hay bị đánh giá là có nội dung lặp. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhược điểm của phương thức đánh giá này đó là không đi vào phân biệt vai trò của mỗi phần. Trong các mục còn lại của bài viết, tôi sẽ đưa ra những bằng chứng rằng Headers (phần đầu trang) có thể sẽ được đánh giá khác hoàn toàn so với phần cuối trang (Footer). Dựa vào sự chứng minh này, tôi tin chắc rằng bạn sẽ hiểu nó ảnh hưởng thế nào đến tối ưu hóa tìm kiếm trên website, đồng thời đưa bạn đến những phương pháp để thúc đẩy SEO theo hướng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Vị trí của liên kết

Một phương pháp tạo liên kết lỗi thời không gây được chú ý tới người đọc đó chính là đặt chúng ở phần cuối trang. Đây là ví dụ về việc sử dụng Footer như một cánh cổng dẫn tới hàng loạt các landing pages khác. 

Tuy nhiên, bởi vì hiện nay Google không còn coi trọng các liên kết này nữa, nên nếu có đặt chúng cũng không đem lại lợi ích gì. Thay vào đó, hãy kết nối các trang của bạn bằng cách sử dụng nội dung độc đáo và liên quan chặt chẽ với nhau, không nên liên kết các trang chỉ với mục đích là SEO. Nói cách khác, bạn có thể đặt liên kết trang trong các bài viết có nội dung liên quan đến website đó. Ngoài ra, hãy tích hợp tất cả các từ khóa quan trọng trong các pages mà có nội dung liên quan trong website, sau đó chọn các pages quan trọng để làm tăng sự gắn kết giữa các từ khóa cạnh tranh hơn. Ví dụ: trong 1 website người ta có 1 danh sách từ khóa liên quan cần seo thì người ta chọn ra các trang liên quan và viết bài có chứa các từ khóa đó để liên kết các bài (trang) lại với nhau. Các trang web quan trọng sau đó sẽ được người truy cập tìm đến một cách ngẫu nhiên chứ không phải qua sự hiện hữu lộ liễu ở phần cuối trang.

Với cách này, việc xây dựng backlink trong website trở nên khó dự đoán hơn, nghĩa là cả người truy cập và bộ máy tìm kiếm sẽ coi đó là những đường link tự nhiên, không phải do cố tình sắp đặt. Và việc đánh giá của Google về vấn đề liên kết sẽ không còn dễ dàng như tính toán PageRank nữa, mà số lượng link sẽ quyết định giá trị mà mỗi trang web sẽ nhận được.

Hiển thị và Nổi bật

Các chức năng như cuộn trang (Scrolling), làm Drop-down menus hay Chuyển đổi text khi Click vào đều phải cần đến sự hỗ trợ của JavaScript hoặc CSS thì người truy cập mới có thể nhìn thấy và tương tác với chúng. Nội dung trong những chức năng trên thì lại không được đặt ở HTML mà phải thông qua JavaScript thì mới có thể index được Google, vậy làm thế nào Google có thể tìm thấy các nội dung đó, và điều này có quan trọng đối với tối ưu hóa tìm kiếm hay không? Đối với chúng ta, thắc mắc chính sẽ là, Sự tương tác với các chức năng đó liên quan như thế nào đến nội dung? Google có đủ thông minh để đoán được điều đó?

Bởi vì còn quá nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp, nên tôi dám chắc là vẫn còn tồn tại những phiên bản HTML cho tất cả nội dung. Bạn có thể trợ giúp GoogleBot dò tìm thông tin bằng cách sử dụng các đoạn markup HTML chính xác cho từng phần nội dung và nếu có thể, sử dụng schema.org hoặc HTML 5 cho phần chức năng nội dung. Nếu so sánh 2 đoạn trong bài 1 đoạn có thẻ H1 và đoạn không có, thì thẻ H1 vẫn không đem lại nhiều giá trị giúp tăng thứ hạng so với không có. Chỉ cần bạn khi sử dụng thẻ tránh sự trùng lặp với các đoạn mã Javascript hay Css mà bản chất Google xem chúng là như nhau.

Việc Google muốn robot dò tìm của mình có thể nhận biết được một trang web như một khách truy cập thực thụ cũng làm một điều tốt. Nó chắc chắn sẽ mở ra nhiều thách thức mới nhưng cũng tạo nên không ít nhược điểm khiến cho các spammers có thể ‘lộng hành’. Hi vọng “thuật toán Pinochio’ này sẽ không mang lại quá nhiều rắc rối thay vì giải quyết chúng.
Nguồn: VOC

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét